Lời Cảnh Báo: Hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng miệng

(Alotintuc.com) – Trong thực tế, theo lề lối làm ăn nhỏ lẻ, với những giao dịch đơn giản, không phức tạp, giá trị không lớn, lại tin tưởng nhau nên người dân chủ yếu thỏa thuận bằng miệng với nhau. Điều này trở thành một thói quen với nhiều người mà họ ít biết rằng sự giao kết này mang nhiều rủi ro và không đảm bảo hoàn toàn được quyền lợi cho mình.

Vì có quá nhiều vụ việc tranh chấp xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây liên quan đến việc buôn bán, đất đai hay các vụ việc dân sự khác nên Chương trình Lời Cảnh Báo phát sóng tuần này đã mời chuyên gia đến để tư vấn đối với việc nâng cao kiến thức về pháp luật cho khán giả. Chương trình đưa ra một trường hợp , ông N ở Vĩnh Long, thuê 0,5 ha vườn cam của một nông dân là ông H cùng địa phương chăm sóc và thu hoạch trong 3 năm với giá 100 triệu đồng/năm. Do đôi bên hợp đồng thuê vườn bằng miệng nên sau khi giá cam bị rớt giá, ông H vì thua lỗ nên lẳng lặng bỏ về quê… Chủ vườn là ông N bức xúc nói: “Vì tin tưởng nhau, tôi cho ông ấy thuê vườn xoài trong 4 năm và đôi bên chỉ nói miệng chứ không có làm hợp đồng ra UBND xã chứng thực, nên giờ không biết phải làm sao”. Vì quen biết, tin tưởng nhau mà nhiều người thường giao dịch, thỏa thuận bằng miệng. Đến lúc phát sinh tranh chấp mới thấy vô số những rắc rối trong giải quyết quyền lợi các bên. Hoặc trường hợp do tin tưởng bà S cho người khác mượn 500 triệu không có giấy tờ, đến khi đòi lại người ta không trả. Nhưng khi khởi kiện ra toà thì không có chứng cứ nên phải mất trắng.

Theo quy định, hợp đồng miệng chỉ được pháp luật dân sự thừa nhận trong các trường hợp không bắt buộc phải lập thành văn bản. Người tham gia giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trên tinh thần tự nguyện; mục đích, nội dung không trái pháp luật và đạo đức. Ví dụ như mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Về nguyên tắc, đây cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên, theo đó, hợp đồng giao kết bằng miệng trong một số trường hợp nhất định vẫn có hiệu lực pháp lý. Bên cạnh đó, các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền… Bộ luật dân sự (BLDS) quy định những hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản thậm chí đối với giao dịch liên quan đến bất động sản cần phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực thì khi đó mới phát sinh hiệu lực pháp luật.

Theo luật gia của chương trình Lời Cảnh Báo thì rắc rối phổ biến trong các tranh chấp về hợp đồng miệng là chứng cứ chứng minh. Vì vậy, các bên đương sự khi thỏa thuận giao dịch miệng cần có người làm chứng, các biên nhận giao nhận tài sản (nếu có) cần ghi rõ chi tiết; ghi âm, ghi hình giao dịch. Cũng theo chuyên gia, không phải người dân nào cũng am hiểu đầy đủ, chính xác về giao kết hợp đồng, dự liệu các tình huống khác nhau có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và các cơ chế để xử lý, khắc phục hậu quả. Do đó, khi giao kết hợp đồng, người dân cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký hoặc nhờ người hiểu pháp luật tư vấn, hỗ trợ để có thể hạn chế thấp những tranh chấp có thể phát sinh.

Và đừng bỏ lỡ những kiến thức mới được cập nhật thường xuyên trong chương trình “Lời cảnh báo” phát sóng lúc 19h50 tối thứ Hai và thứ Tư trên THVL1.

Minh Khôi

zubicloud

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có gì hot? x