Khoảng khắc sinh tử: sống sót trên lưng mẹ

Khoảng khắc sinh tử: sống sót trên lưng mẹ

(Alotintuc.com) – Hồ Kinh Môn là một trong những “túi nước” quan trọng trong cuộc sống của người dân thuộc ba xã Gio An, Gio Bình, Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi kiếm sống của nhiều gia đình làng chài nhưng cũng có thể được xem là hố tử thần. Mười năm nay đã có khoảng 10 người chết trên hồ này, đặc biệt là vào mùa mưa. Tại đây, câu chuyện kỳ diệu về hành trình sinh tử của em bé trên lưng mẹ đã được đông đảo người sống quanh hồ chứng kiến và ghi nhớ.

Em bé sống sót

Mẹ em là chị Hồ Thị Niêng, thuộc dân tộc Vân Kiều, sống tại xã Linh Thượng, một trong những xã còn gặp nhiều khó khan của huyện Gio Linh. Chị Hồ Thị Niêng lập gia đình từ rất sớm nên dù chỉ vừa qua tuổi 30, chị đã có 4 đứa con. Vài năm nay, chị Niêng rất ít khi ở nhà mà thường điệu con út 2 tuổi rày đây mai đó, ăn uống tạm bợ. Nhiều lần, người ta còn bắt gặp chị dạo chơi gần khu vực hồ Kinh Môn cách xa nhà hơn 10km. Ông Hồ Nam – một người dân xã Gio Linh cho biết: “Mắc bệnh về thần kinh nên khi trở trời, chị Niêng hay đi lung tung, có nhiều lúc gia đình chẳng biết.”

chị Niêng ven hồ

Ngày 26/06/2015, nhiều người chài lưới bắt gặp chị Niêng điệu con đi thơ thẩn quanh hồ như mọi ngày. Vốn quá quen với điều đó nên họ chẳng mảy may chú ý đến hai mẹ con. Vào mùa mưa, nước hồ dâng cao, lòng hồ nông sâu khó lường nên tai nạn đã xảy ra với mẹ con chị Niêng chỉ sau 1 cú trượt chân.

Ho Kinh Mon

Về đêm, mặt nước càng cao. Dù đã cố gắng bám víu nhưng chị Niêng vẫn không thoát được dòng nước siết. Sứcc người mẹ ngày một cạn kiệt sau nhiều giờ chống cự nhưng chị vẫn cố nâng đứa con bé bỏng lên trên dòng nước lạnh. Đã một ngày một đêm trôi qua nhưng vẫn không ai hay biết về tai ương của chị Niêng và con mình. Sau một thời gian dài, người mẹ không còn dấu hiệu chống chọi. Tất cả những gì còn lại là tiếng khóc văng vẳng xa của đứa bé vẫn bám trên vai mẹ.

Rạng sáng ngày 28/06/2015, ông Nguyễn Văn Sò – một ngư dân nghèo làm nghề chài lưới tại hồ Kinh Môn bất ngờ nghe tiếng khóc của trẻ nhỏ. Trong quan niệm của dân tộc Vân Kiều, cứu người chết đuối là điềm gở và bản thân mình sẽ phải thế mạng. Thế nhưng, tình thương yêu đồng loại khiến ông Sò không cho phép mình bỏ mặc người bị nạn. Ông Sò nói: “Chết chú không sợ, chỉ thấy tội.”

ong Nguyen Van So

Khi Ông dần tìm ra vị trí của đứa bé và lệnh cho con trai đến cứu cả hai mẹ con. Anh Nguyễn Văn Nhật- con trai ông Sò kể lại: “Lúc đó ông kêu bên đây hình như có tiếng con nít khóc. Khi ba tôi chạy đến thì cái xác đã chết rồi.”

ong Ho Van

Trời nhá nhem tối nhưng ông Sò sớm nhận ra xác chết là của người phụ nữ hay điệu con trên lưng mà mình từng nhiều lần nhìn thấy. Tuy nhiên, đứa bé lên 2 vẫn còn sống sót trên người mẹ đã mất. Ông Nguyễn Văn Sò cho biết: “Làm sao mà chết được vì khi tới gần vẫn còn nghe tiếng khóc.”

bac si Vo Quang Huy

Bác sĩ Võ Quang Huy nhận định: “Em bé chỉ mới 2 tuổi, sức đề kháng rất kém nhất là khi nhiệt độ nước hồ đã xuống và thân nhiệt em sẽ hạ nhiều hơn. Thật may mắn vì đây là hồ nước ngọt nên em không bị kéo xa ra ngoài, dễ dẫn đến tình trạng ức nước. Vì thế em không bị ngộp thở mà chỉ bị đói và phải chịu lạnh.”

ong Ho Van Truyen

Vào thời điểm ông Sò tiếp cận, nước chỉ cách mặt em bé khoảng 2cm, tổng độ sâu tại vị trí của bé so với lòng hồ khoảng 50cm. Lúc đó, nhiệt độ nước hồ chỉ khoảng 10 đến 15 độ C. Đứa bé nằm thoi thóp trong tư thế úp mặt vào chiếc khăn choàng đang phồng lên như chiếc phao cứu sinh. Người mẹ khi còn sống cũng đã cố gắng hết sức để đưa đứa bé lên vị trí cao nhất có thể. Nếu không có sự nỗ lực ấy thì người con cũng đã chết từ lâu.

so do tai nan

Ông Sò giải thích: “Đầu tóc mẹ hắn nhiều cùng cái áo bọc phía sau lưng mẹ hắn như cái dù nên khi trướng lên mới có độ nổi. nếu không thì xong rồi! Lúc ấy, đứa con trông tím yái, hai hàm răng đập vào nhau khập khập. Về nhà chú phải lấy nước nóng, hộp sữa rồi mang quần áo cho hắn”. Nghĩ về tai nạn ấy, Ông Hồ Văn Truyền – chủ tịch UBND xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, Quảng Trị nói: “Câu chuyện này như có một điều kỳ diệu phù hộ cho đứa trẻ.”

gia dinh em be

Vậy là, cháu bé 2 tuổi đã được cứu sống sau 48 giờ lênh đênh trên dòng nước giá lạnh bằng cả sự yêu thương của người mẹ vắn số. Một yếu tố nhân văn không kém chính là lòng nhân từ của ông Nguyễn Văn Sò khi dám vượt qua quan niệm tập tục để giúp em bé vượt qua lằn ranh sinh tử. Đó là một cái kết đầy long nhân ái đượm mãi trong tâm trí mọi người.

KHOẢNH KHẮC SINH TỬ do Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng công ty Đông Tây Promotion thực hiện. Chương trình được phát sóng định kỳ vào 11h30 phút trưa chủ nhật hàng tuần trên HTV7 bắt đầu từ 14/6/2015.

Kevin

admin

Bài viết liên quan

Web báo chí bởi Zubi Cloud